Câu hát “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” có lẽ đã không còn xa lạ với các người chơi hệ Tiktok. Đây là một câu hát đã gây phát ngán đối với mọi người. Nó được lồng vào rất rất nhiều các clip tiktok của các hot girl để khoe nhan sắc và độ sang chảnh của mình. Nhưng bài hát này có gì mà gây tranh cãi đến vậy? Cùng tìm hiểu.
Nguồn gốc câu hát “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”
Câu hát này xuất phát từ bài hát mang tên Gia tài của mẹ, được cố nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn sáng tác vào thế kỷ 20, giai đoạn nhiều chính biến nhất của nước Việt Nam ta với 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Với tư cách là một công dân Việt Nam hết lòng biết ơn công lao của các liệt sỹ, cha, ông đã ngã xuống cho hòa bình dân tộc. Tôi có thể khẳng định ngay: Bài hát Gia tài của mẹ có chứa câu hát “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” mà các bạn hay nghe là 1 bài xuyên tạc lịch sử. Dù nó được sáng tác bởi 1 nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa hiểu nguyên nhân nào vị nhạc sĩ này sáng tác ra bài này.
Nội dung bài hát là nói về việc vị nhạc sĩ này coi cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta là 1 cuộc nội chiến không hơn không kém. Quan điểm sai lầm này đã phủ nhận sạch trơn mọi công lao trời biển của các vị anh hùng dân tộc.
Chính vì thế, bài hát Gia tài của mẹ đã bị cấm. Và câu hát mà “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” mà các bạn hay nghe thấy khắp Tiktok là những hành vi của những kẻ kém hiểu biết, kém giáo dục, và không am hiểu lịch sử nước nhà.
Mình thì văn không hay, nên chỉ có thể giải thích cho các bạn về nguồn gốc của câu hát “Một ngàn năm nô lệ giặc tàu” này thôi. Cũng như vắn tắt nội dung của bài hát. Còn về phần bình luận thấm thía, hãy đọc bài này của Page Tifosi. Mình xin phép Page được đăng 1 trích đoạn, nếu page không đồng ý mình sẽ xóa ngay.

“
Bài hát ấy được các cháu đem ra để khoe khéo nhan sắc, như muốn nói rằng các cháu đẹp và là một “gia tài của mẹ”. Điều hài hước ở đây là bài hát có câu: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, nhưng có cháu lại mặc áo… sườn xám của Trung Quốc. Vậy là chấp nhận làm nô lệ lun á hả? Điều buồn cười ở đây là cái cụm từ “gia tài của mẹ” trong bài hát cùng tên, đầy đủ còn như thế này nữa:
“Gia tài của mẹ, một rừng xương khô
Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ”
“Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng ngàn”
“Gia tài của mẹ, một bọn lai căn
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình”
Cái ý nghĩa của bài hát nằm ở khía cạnh phản chiến, cái cụm từ “gia tài của mẹ” ấy gắn với sự bi thương, chết chóc, giờ các cháu lại đem làm nhạc để khoe cùng với nhan sắc và “đánh đu” với dân mạng. Tức là nói chính các cháu như xương khô, núi đầy mồ, nhà cháy… luôn đó hả? Các cháu muốn làm cương thi à? Đúng như hai câu cuối, vừa lai căn, vừa bội tình.
Lai căn – hoặc lai căng ở đây là sự tiếp nhận các luồng văn hóa, thông tin rất dở hơi và không phù hợp, vì bài hát đó không phải nói về “nhan sắc” hay những điều tích cực, lai căng ở đây là có cháu đem sườn xám vào rồi nói là “dân tộc”, cháu khác thì lấy nhạc này lồng vào game Lửa Chùa – tức là Phi Phai đó, để “quyết tử với đối thủ” Trung Quốc.
Còn bội tình ở đây là gì? Đó là câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, rồi nhiều cháu nghêu ngao hát bài đó, nhiều cháu bắt đầu phán xét chiến tranh Việt Nam trước 1975 là nội chiến, cháu thì các cụ hy sinh vô ích, cháu thì “nhạc vui thôi, lịch sử là cái đếch gì”, Trịnh Công Sơn nói cấm có sai…
“
Tôi sẽ để đây 1 bức ảnh rất cảm động cho các bạn ngẫm.
