Nếu các bạn có xem Euro 2020, hẳn các bạn cũng nghe đến 2 cụm từ này. Vậy chân gỗ là gì và thần rừng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay với chúng mình trong bài viết này nhé.
Chân gỗ là gì?
Chân gỗ là 1 cụm từ nóng, được sử dụng với nghĩa bóng nhiều hơn là nghĩa đen. Nếu nói về nghĩa đen, đơn giản chỉ là 1 cái chân làm bằng gỗ, có thể là chân gỗ giả, 1 cái chân bàn, chân ghế nào đó. Nhưng nếu sử dụng với nghĩa bóng, thì nó có nghĩa ý nghĩa trong việc ám chỉ 1 vận động viên, cụ thể hơn là 1 cầu thủ của môn bóng đá, có những pha xử lý bóng cực kì lúng túng và dứt điểm cực kì thiếu chính xác.
Đây là một cụm từ được sử dụng phổ biến để chê trách các cầu thủ đã có những pha bỏ lỡ khó tin hay xử lý vụng về 1 cách xúc phạm người xem. Từ đó mà cụm từ chân gỗ này ra đời. Gỗ được cho là 1 vật chất thô, cứng, không linh hoạt. Ý nói ở đây muốn chỉ các cầu thủ có đôi chân gỗ là chân chẳng có tác dụng gì ngoài thẳng đuột, chỉ biết đi và đứng, không khéo léo, mượt mà trong các pha xử lý.
Đây chính là phần giải thích cho chân gỗ là gì?
Thần rừng là gì?
Nếu chân gỗ là 1 cụm từ đã ra đời và được sử dụng từ khá lâu thì thần rừng lại chỉ mới được sử dụng thời gian gần đây. Về bản chất, ngữ nghĩa thì chân gỗ và thần rừng có cùng cách sử dụng và ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên, thần rừng có thể được coi như là 1 version nâng cấp của chân gỗ.
Tức là thay vì chỉ 1 chiếc hoặc 1 đôi chân gỗ, giờ các bạn sẽ có cả rừng cây. Bản thân cầu thủ mà thi đấu kém, lóng ngóng chính là chủ của khu rừng đó, làm gì cũng thấy “gỗ, xử lý pha nào là gỗ pha đó.
Hy vọng với phần giải thích này, các bạn đã biết chân gỗ là gì và thần rừng là gì. Bên cạnh 2 cụm từ nãy, các bạn có thể xem thêm các phần giải nghĩa những cụm từ lóng Euro 2020 khác trên web nhé.