Thừa phát lại là gì? Các bạn có biết ý nghĩa của thừa phát lại không. Nói thật nhé, lúc đầu tôi còn tưởng đây là tên riêng của một công ty tư nhân cơ. Nếu các bạn học Luật hoặc đang tìm hiểu Luật là thắc mắc về vấn đề này. Thì cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Thừa phát lại là gì?
Nói thật luôn, học luật đến năm 2, tôi vẫn cứ nghĩ ngớ ngẩn là thừa phát lại là tên của 1 công ty cá nhân cơ. Và công ty này có quyền làm các công việc về thi hành án dân sự như tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, thừa phát lại thực ra là một người, và người này phải được Nhà nước bổ nhiệm để làm những công việc trên. Thì cụ thể những công việc của 1 thừa phát lại là gì? Đây này:
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ bổ nhiệm thừa phát lại trên cơ sở là đề nghị của GIám đốc Sở tư pháp.
Thừa phát lại làm việc tại các Văn phòng thừa phát lại. Hầu hết các tỉnh thành, đặc biệt là các tình thành lớn đều có các Văn phòng thừa phát lại để giải quyết các vấn đề dân sự.
Vì chúng mình chỉ là Từ điển thôi. Nên chỉ giải thích Thừa phát lại là gì chứ sẽ không đi sâu theo hơi hướng pháp luật về các mục như Điều kiện để trở thành thừa phát lại là gì? Thủ tục thực hiện công việc của thừa phát lại là gì? Những mẩu thông tin như vậy các bạn có thể tìm đọc trên các website về pháp luật nhé.